Thủ tục xin visa công tác Nhật Bản
Tổng quan
Người Việt Nam có hộ chiếu phổ thông cần thiết phải xin visa vào Nhật Bản cho mục đích công tác.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam quản lý địa bàn từ tỉnh Gia Lai, tỉnh Bình Định trở ra Bắc và tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa của những người sinh sống trong khu vực này. Những người sinh sống trong khu vực từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào phía Nam xin vui lòng nộp hồ sơ xin visa ở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Visa Nhật Bản công tác “Thương mại ngắn hạn” bao gồm: công tác liên lạc nghiệp vụ, đàm phán, hội nghị, học tập không bao gồm thực hành, ký kết hợp đồng, dịch vụ sau bán hàng, giao lưu học thuật – văn hóa, giao lưu thể thao, tham gia dự thi v.v. tuy nhiên sẽ không bao gồm: hoạt động được trả thù lao, tiền lương, lao động.
Mặt khác, về mục đích "Học tập thực hành" cũng có nội dung không thuộc loại lưu trú ngắn hạn (Chi tiết xin hãy xem thêm “2. những lưu ý khi tiến hành “Học tập thực hành”).
Ngoài ra, người xin visa thuộc diện: nhân viên chính thức của cơ quan chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp Nhật trong hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, hoặc là đại biểu quốc hội, đại biểu địa phương, những nhà trí thức - văn hóa và gia đình của người đủ điều kiện trên có thể đơn giản hồ sơ xin visa single. Chi tiết xin tham khảo tại đây.
Những giấy tờ yêu cầu
Người nộp đơn xin visa công tác Nhật Bản được chi làm hai nhóm: Tự chi trả & đơn vị mời chi trả
□ Trường hợp người xin visa chi trả kinh phí → Trình nộp cả 【1】 【2】
□ Trường hợp phía mời bên Nhật chi trả kinh phí → Trình nộp tất cả: 【1】 【2】 【3】
【1】 Tài liệu người xin visa công tác Nhật bản cần chuẩn bị
Trường hợp nhiều người xin visa thì hãy đánh số ở bên phải phía trên của các tài lệu để hiểu được tài liệu nào liên quan đến người nào.
(1) Hộ chiếu Bản gốc
(2) Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×4.5cm) (1 bản gốc)
□ Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống với chữ ký trên hộ chiếu.
□ Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên.
□ Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh.
□ Hồ sơ cần xử lý trên máy, đề nghị không dập ghim.
(3) Giấy xác nhận đang công tác (1 bản gốc)
□ Ghi rõ thời gian, vị trí công tác và mức lương.
□ Hợp đồng lao động không được chấp nhận.
□ Cần làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.
□ Có thể tổng hợp thành một bộ giấy tờ cùng với "tài liệu chứng minh năng lực chi trả kinh phí chuyến đi" (quyết định cử đi công tác hoặc giấy phái cử v.v.) nêu ở phía dưới.
(4) Tài liệu chứng minh năng lực chi trả kinh phí chuyến đi (bản gốc)
a. Quyết định cử đi công tác của cơ quan trực thuộc
b. Giấy phái cử
c. Văn bản tương đương
□ Cần làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.
□ Có thể tổng hợp thành một bộ giấy tờ cùng với "giấy xác nhận đang công tác". 1 trong các giấy tờ này
(5) Giấy tờ xác nhận đặt chỗ máy bay hoặc hành trình (1 bản gốc)
□ Vé tàu cũng được chấp nhận.
□ Khuyến cáo không được mua vé khi chưa nhận được visa.
□ Hành trình không phải là văn bản mà người xin visa/người mời làm mà là bản in "hành trình bay" trong đó có ghi thông tin ngày xuất phát/đến nơi, thời gian, họ tên, địa điểm xuất phát/đến nơi.
【2】 Tài liệu phía mời bên Nhật chuẩn bị
Người mời – Người bảo lãnh chỉ giới hạn là công ty - cơ quan - tổ chức chính phủ tại Nhật
(1) Giấy lý do mời (1 bản gốc)
□ Trong phần mục đích nhập cảnh, không ghi chung chung “trao đổi ý kiến” mà hãy ghi hoạt động cụ thể tại Nhật Bản. Liên quan đến học tập, hãy đọc kỹ “2. Những lưu ý khi tiến hành “Học tập thực hành” dưới đây, nếu cần thiết hãy giải thích cụ thể nội dung học tập, có thực hành hay không, địa điểm thực hiện, giải thích các khoản thù lao.
□ Trường hợp có từ 2 người trở lên đồng thời xin visa, hãy kèm theo danh sách người xin visa.
□ Nếu trình nộp tài liệu như hợp đồng ký kết giữa công ty với nhau hoặc văn bản hội nghị, giấy tờ ghi nội dung giao dịch cũng có thể được chấp nhận.
(2) Lịch trình dự định (1 bản gốc)
□ Phía mời bên Nhật bắt buộc phải làm tài liệu này. Nếu Đại sứ quán nhận định là phía người xin visa làm tài liệu này sẽ từ chối cấp visa.
□ Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày về nước. Bắt buộc điền tên chuyến bay và sân bay xuất nhập cảnh nếu đã dự định.
□ Lịch trình cần viết theo từng ngày nhưng nếu có hoạt động tiến hành liên tục trong nhiều ngày thì mục ngày tháng năm có thể ghi “từ ngày tháng năm… đến ngày tháng năm…”.
□ Về dự định ngày cuối tuần không ghi chung chung “ngày nghỉ”, “hoạt động tự do” mà hãy ghi đầy đủ nơi đến thăm, nội dung hoạt động cụ thể v.v. Hãy điền cụ thể nơi sẽ nghỉ lại (nếu là khách sạn ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại).
【3】 Tài liệu phía mời bên Nhật cần chuẩn bị thêm trong trường hợp chi trả kinh phí
(1) Giấy chứng nhận bảo lãnh (1 bản gốc)
Chú ý nếu giấy chứng nhận bảo lãnh bị thiếu bất kỳ một mục nào đó sẽ không được chấp nhận.
(2) Tài liệu giải thích khái quát công ty, tổ chức bên Nhật (bản gốc)
a. Bản sao đăng ký pháp nhân
b. Giấy giới thiệu khái quát về công ty, tổ chức (nếu chưa đăng ký pháp nhân)
c. Xác nhận đang công tác (trường hợp cá nhân giáo sư đại học mời)
Trường hợp phía mời bên Nhật đã niêm yết sàn chứng khoán, có thể thay các giấy tờ nêu trên bằng bản copy báo cáo theo quý “shikiho”. 1 trong các giấy tờ này
2. Những lưu ý khi tiến hành xin visa cho mục đích "Học tập thực hành"
□ “Học tập thực hành” là người xin visa sẽ tham gia cùng với bên Nhật giống như nhân viên bình thường, qua sản xuất sản phẩm thực tế sẽ học hỏi nhiều kỹ năng, qua việc tiếp khách hàng tại các cửa hàng, khách sạn v.v. sẽ học hỏi kiến thức về tiếp khách hàng, nghĩa là học tập thực hành các kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức thông qua việc tiến hành các nghiệp vụ nào đó (bao gồm cả việc sẽ bán các sản phẩm mẫu được sản xuất, gia công bởi người xin visa, kết quả là bên Nhật sẽ thu lợi ích).
□ Trường hợp các hoạt động học tập, thực hành tại Nhật bao gồm các mục nêu trên thì có khả năng không thuộc đối tượng visa lưu trú ngắn hạn. Trước khi nộp hồ sơ cho Đại sứ quán, bên Nhật hãy liên hệ với Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Tư pháp gần nhất tại Nhật về việc có cần xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) hay không. Nếu cần xin COE thì trước hết phải có COE, sau đó mới đến Đại sứ quán xin visa theo diện visa lao động.
□ Trường hợp học các thao tác máy móc, công đoạn nhà máy mà không liên quan đến việc sản xuất, sáng chế hoàn thiện sản phẩm, thực hành trải nghiệm chăm sóc khách hàng, thăm quan cơ sở vật chất, dịch vụ gọi là “Học tập không bao gồm thực hành” thì có khả năng thuộc đối tượng visa ngắn hạn.
Phí thị thực
►Lệ phí đóng cho lãnh sự quán cho loại visa thăm thân nhân nhập cảnh 1 lần : 630.000 VNĐ
►Lệ phí đóng cho lãnh sự quán cho loại visa thăm thân nhân nhập cảnh nhiều lần : 1.250.000 VNĐ
►Ngoài lệ phí trên nếu đương đơn nộp thông qua trung tâm tiếp nhận thị thực của VFS hoặc đại lý ủy thác sẽ có lệ phí dịch vụ của trung tâm.
Thời gian xét duyệt
►Tối thiểu 08 ngày làm việc tính từ ngày tiếp theo sau ngày nhận hồ sơ (tuy nhiên, thời gian xét duyệt có thể kéo dài tùy trường hợp ).
►Trường hợp nộp hồ sơ visa thông qua các đại lý ủy thác thì thời gian xét duyệt sẽ là tối thiểu 05 ngày làm việc.
►Sau đây là ví dụ về cách tính:
♦Trường hợp thông thường:
Sáng thứ Hai nhận hồ sơ → Chiều thứ Năm tuần kế tiếp có kết quả
♦Trường hợp trong tuần có một ngày nghỉ lễ:
Sáng thứ Hai nhận hồ sơ → Chiều thứ Sáu tuần kế tiếp có kết quả
Tải mẫu đơn
►[ Mẫu tờ khai xin visa ] [ Điểm lưu ý khi điền ]
►[ Mẫu giấy lý do mời ] [ Mẫu danh sách người được mời ]
►[ Mẫu lịch trình dự định ] [ Ví dụ điền ]
Tin khác:
- Thủ tục xin visa Nhật Bản thăm bạn bè người quen, bạn bè, người có quan hệ họ hàng huyết thống hôn nhân quá 3 đời
- Cập nhật thủ tục xin visa quá cảnh Nhật Bản - transit Nhật Bản mới nhất
- Thủ tục xin visa quá cảnh Nhật Bản [ Transit ]
- Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản
- Thủ tục xin visa Nhật Bản thăm thân nhân
- Thủ tục xin visa du học Nhật Bản
- Thủ tục xin visa y tế Nhật Bản
- Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản tự túc năm 2023
- Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản tự túc tại TP. Hồ Chí Minh
- Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản tự túc tại Hà Nội